Cách trồng cây su su thu ngọn và quả đơn giản tại nhà

Su Su là loại cây không còn xa lạ gì với người dân Việt Nam ta, cây được trồng để cho thu hoạch quả và ngọn. Hôm nay bạn đọc hãy cùng Tiểu Cảnh Mini  tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây su su sao cho đơn giản để ngay tại ở nhà chúng ta cũng có thể thực hiện được nhé!

Su Su trồng tháng mấy?

Su Su là loài cây ưu lạnh nên thường thời vụ trồng su su ở miền Bắc sẽ sẽ vào vụ đông xuân tháng 9 âm lịch và sẽ cho thu hoạch liên tục vào khoảng từ tháng 12 đến đầu tháng 3 năm sau. Việc trồng quá sớm có thể kiến cây gặp thời tiết nóng dẫn đến cây bị kém phát triển, còn nếu trồng quá muộn thì ta sẽ không tận dụng được hết mua trồng su su trong năm.

Cách trồng cây su su thu ngọn và quả đơn giản tại nhà
Cách trồng cây su su thu ngọn và quả đơn giản tại nhà

Với các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm như: Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt,… thì cây có thể trồng và cho thu hoạch quanh năm, cá biệt đôi khi những nơi này thời tiết quá lạnh thì cây sẽ lụi đến khi thời tiết ấm hơn sẽ phát triển trở lại.

Chuẩn bị trước khi trồng su su

Có 3 thứ ta cần chuẩn bị đó là đất trồng, giống và giàn leo.

Chuẩn bị đất trồng

Su Su thích hợp với hầu hết tất cả các loại đất ở miền Bắc nước ta, để trồng su su ta tiến hành chuẩn bị đất như sau.

Đào hố rộng 80-100cm, sâu 40-50cm trong hố ta rắc vôi bột và đổ 10-15kg phân chuồng đã hoai mục, 1kg supe lân, 1kg kali sunfat, phần còn lại ta sẽ lấp đầy bằng rác hữu cơ như: trấu, rơm, xơ dừa… và đất mùn. Với những bạn trồng tại nhà thường sẽ không có sẵn các loại phân, thì có thể thay thế hoàn toàn bằng đất mùn và rác hữu cơ. Sau khi đã trộn chất trồng ta sẽ tiến hành để ủ trong khoảng 1 tuần trước khi trồng cây xuống.

Hố trồng cây su su
Hố trồng cây su su

Mỗi hố như vậy ta có thể trồng từ 3-4 quả mỗi quả cách nhau 30-40cm. Nếu trồng theo quy mô trang trại thì mỗi ha phải trồng từ 250-360kg quả giống để đảm bảo mật độ 1.000-1.500 cây/ha.

Chuẩn bị giống cây su su

Giống cây su su thì bạn có thể nhập trực tiếp từ nhà vườn, hoặc của hàng cây giống, ta nên chọn những quả giống mang các đặc điểm: quả, hạt, mầm có kích thước to, mập mạp, không bị nấm, sâu bệnh.

Ta cũng nên chọn những quả su su giống chưa ra rễ và mần mới nhú, như vậy cây giống sẽ dễ vận chuyển và thích nghi với môi trường sống mới hơn (khi đã mọc rễ và mầm quá dài thì nhổ lên sẽ làm đứt rễ, điều kiện ánh sáng thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng đến mầm cây).

Hình ảnh quả su su giống
Hình ảnh quả su su giống

Chuẩn bị giàn leo cho cây su su

Bạn có thể làm giàn leo su su từ các vật liệu sẵn có như: tre, nứa, dây điện, gỗ, inox, lưới,… với kích thước như sau:

  • Cao: Khoảng 2m tùy theo địa hình canh tác, nếu bên dưới bạn không trồng cây gì thì có thể trồng thấp hơn để tiện cho thu hoạch, còn nếu trồng xen canh thì các cây như khoai sọ thì hãy tùy chỉnh theo từng giống cây nhé!
  • Kích thước ô: Khoảng 40x40cm.

Giàn này nếu chắc chắn thì bạn hoàn toàn có thể tận dụng để trồng các loại cây leo khác như mướp, bầu, bí,…

Hình ảnh giàn cây su su
Hình ảnh giàn cây su su

Cách chăm sóc cây su su

Sau khi đã chuẩn bị đất và ươm quả thì quy trình chăm sóc cây su su như sau:

  • Ươm hạt: Ta vùi quả xuống dưới hố đất đã được chuẩn bị sẵn, chỉ để phần mầm ở trên mặt đất, ở thời điểm này cây giống cần được che nắng và giữ ẩm để có thể phát triển khỏe mạnh.
  • Sau khi cây đã mọc mầm thì ta cần cao khoảng 30-50 cm thì ta sẽ bắc cầu cho cây su su leo lên giàn, lưu ý với su su thì ta tuyệt đối không tỉa ngọn khi cây còn non để kích thích ra cành như với bầu bí.
  • Sau khi cây lên đến giàn thì ta tiến hành vun đất xung quanh phủ lên gốc cây.
  • Tưới nước: Ta dưới nước xung quanh gốc , mục đích của việc này là thúc đẩy cây lan rộng rễ ra xung quanh nhằm tăng khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng cho cây su su.
  • Bón phân: Khi cây bắt đầu cho thu hoạch ta tiến hành bón thúc bằng phân nước, đạm, kali. Điều này sẽ giúp tăng tỉ lệ đậu và chất lượng của quả.
Hình ảnh các bộ phận của cây su su
Hình ảnh các bộ phận của cây su su

Các loại sâu bệnh thường gặp ở cây su su

Hầu như ai trồng cây su su cũng sẽ gặp 2 vấn đề chính đó là rệp và ong chích quả, cách xử lý như sau:

  • Rệp sáp: Khi cây cao khoảng 50cm thì rệp sẽ bắt đầu xuất hiện ở phần ngọn và hút chất dinh dưỡng của cây, việc này sẽ làm ngọn còi, quăn lại và khó phát triển. Để xử lý ta dùng thuốc bảo vệ để phun diệt rệp hoặc ta có thể xử dụng các chế phẩm sinh học và bọ rùa (thiên địch của rệp) để diệt rệp cách này về lâu về dài sẽ hiệu quả và đem đến chất lượng rau tốt hơn.
  • Ong chích quả: Khi cây bắt đầu đậu quả thì các loài côn trùng như ong và ruồi sẽ ghé thăm đẻ trứng làm hỏng quả, ở những nơi có nhiều loài côn trùng này năng suất có thể giảm đến 60%. Giảm pháp đưa ra là xử dụng chế phẩm sinh học xua đuổi côn trùng hoặc ta sử dụng các túi nilon trong suốt đựng nước và treo lên giàn, cách này nhằm kiếm ong chích nhầm vào túi thay vì quả.
” alt=”Hình ảnh cây su su bị rệp sáp phá hại” width=”550″ height=”350″ data-src=”https://cuocsongxanh.net/wp-content/uploads/2022/10/cach-trong-cay-su-su-thu-ngon-va-qua-don-gian-4.jpg” />
Hình ảnh cây su su bị rệp sáp phá hại

Trồng cây su su thu hoạch ngọn

Khi trồng su su để lấy ngọn thì ta cần làm giàn thấp hơn so với khi lấy quả vì quả mọc phí dưới giàn còn ngọn ở phía trên, ta cũng có thể sử dụng giàn chữ A cho cây. Sau khi cây phát triển được 4 tháng thì có thể thu ngọn, ta sử dụng dao sắc để tránh dập thân su su, vị trí cắt cách nách là từ 1- 1,5cm. Trong quá trình cắt thì ta nên tỉa nhưng lá già, sâu bệnh và bị khuất dưới tán nơi không có ánh nắng.

Với các ruộng thu thu đã sác định trồng lấy ngọn thì thường quả sẽ rất ít ta sẽ vặt ngọn cây nơi chứa mầm quả, còn nếu bạn trồng với mục đích lấy quả thì nên hạn chế thu hoạch ngọn nhất có thể để quả có thể phát triển.

Giàn cây su su thu ngọn sẽ thấp
Giàn cây su su thu ngọn sẽ thấp

Trồng cây su su thu hoạch quả

Cây su su khi vào mùa thu hoạch có thể cho thu quả mỗi 4-7 ngày/ lần, những quả cho thu hoạch được là quả căng , láng vừa, tránh để vỏ căng và láng quà vì đây là lúc quả su su đã già ăn không còn được ngon. Nếu như bạn chỉ trồng ăn trong gia đình thì su su hoàn toàn có thể cho quả ăn hàng ngày. Còn nếu trồng theo trang trại thì thông thường mỗi ha cho thu từ 30-50 tấn.

” sizes=”(max-width: 800px) 100vw, 800px” srcset=”” alt=”Giàn cây su su thủ quả sẽ cao quá đầu người” width=”800″ height=”386″ data-src=”https://cuocsongxanh.net/wp-content/uploads/2022/10/cach-trong-cay-su-su-thu-ngon-va-qua-don-gian-8-e1665679845223-800×386.jpg” data-srcset=”http://tieucanhmini.com/wp-content/uploads/2022/10/cach-trong-cay-su-su-thu-ngon-va-qua-don-gian-8-e1665679845223-800×386.jpg 800w, http://tieucanhmini.com/wp-content/uploads/2022/10/cach-trong-cay-su-su-thu-ngon-va-qua-don-gian-8-e1665679845223-768×370.jpg 768w, http://tieucanhmini.com/wp-content/uploads/2022/10/cach-trong-cay-su-su-thu-ngon-va-qua-don-gian-8-e1665679845223.jpg 1280w” />
Giàn cây su su thủ quả sẽ cao quá đầu người

Cách lưu giống cây su su qua các vụ

Lưu quả giống: Với các vùng khí hậu mát mẻ quả có thể để qua được mùa hè, thì người dân sẽ chọn những quả chất lượng nhất để già ở tháng 11 và 12. Sau đó đem giẫm ở hỗn hợp chất trồng 7 đất 1 phân hoại trong điều kiện thoáng mát, ít ánh sáng ẩm, đây là phương pháp lưu giống được áp dụng nhiều và hiệu quả nhất hiện nay.

Hình ảnh quả su su giống được ủ
Hình ảnh quả su su giống được ủ

Lưu gốc: Cách này thì thường sẽ áp dụng khi đất canh tác để không vào mùa hè, cách làm như sau. Vào thời điểm hè ta đợi cây tàn hết thì sẽ tiến hành cắt để lại khoảng 2m gốc và khử trùng bằng nước vôi đặc. Sau đó ta cuốn gốc lại thành vòng và dùng dùng chất trồng phủ lên phía trên để giữ ẩm, tới khoảng tháng 7 và 8 âm lịch năm sau thì ta sẽ bới nhẹ phần gốc cây để cây nảy mầm mới.

Phương pháp này có ưu điểm là khi bắt đầu vụ mới thì cây sẽ phát triển nhanh hơn nhờ có nền tảng từ trước. Tuy nhiên ta chỉ nên sử dụng cách này 2-3 năm, sau đó thì nên trồng lại từ đầu vì cây có thể vị cây và đất sẽ cỗi dẫn đến năng suất và chất lượng của su không còn được như trước.

” sizes=”(max-width: 800px) 100vw, 800px” srcset=”” alt=”Hình ảnh gốc cây su su sinh củ sau nhiều năm trồng” width=”800″ height=”670″ data-src=”https://cuocsongxanh.net/wp-content/uploads/2022/10/cach-trong-cay-su-su-thu-ngon-va-qua-don-gian-5.jpg” data-srcset=”http://tieucanhmini.com/wp-content/uploads/2022/10/cach-trong-cay-su-su-thu-ngon-va-qua-don-gian-5.jpg 800w, http://tieucanhmini.com/wp-content/uploads/2022/10/cach-trong-cay-su-su-thu-ngon-va-qua-don-gian-5-478×400.jpg 478w, http://tieucanhmini.com/wp-content/uploads/2022/10/cach-trong-cay-su-su-thu-ngon-va-qua-don-gian-5-768×643.jpg 768w” />
Hình ảnh gốc cây su su sinh củ sau nhiều năm trồng

Với cá nhân mình thì mình thấy cách một sẽ có nhiều ưu điểm hơn nhờ việc tận dụng được tối đa đất trồng và cây trồng luôn được trẻ khỏe để cho năng suất cao nhất.

Lưu ý:Mình thấy trên mạng có nhiều bạn hướng dẫn tách hạt su su và trồng không cần quả, thì bạn đọc tuyệt đối không nên làm theo, vì phần thịt quả su su chính là nơi chứa chất dinh dưỡng hỗ trợ cây non phát triển trong thời khì đầu. Nếu trồng chỉ bằng hạt thì cây su su sẽ bị chột và kém phát triển.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *