Cách trồng cây rong tiểu bảo tháp

Một bể cá được trồng cây thủy sinh sẽ đem lại nhiều lợi ích về thẩm mỹ cũng như sức khỏe cho cá. Tuy nhiên thì để chăm sóc cây thủy sinh không phải điều dễ dàng. Vậy nên hôm nay Tiểu Cảnh Mini sẽ giới thiệu tới bạn đọc một loài cây dễ trồng, dễ chăm sóc, sinh trưởng phát triển nhanh mà lại không cần CO2 qua bài viết “Cách trồng cây rong tiểu bảo tháp” nhé!

Giới thiệu cây rong tiểu bảo tháp

Cây rong tiểu bảo tháp là loại cây thủy sinh chuyên trồng hậu cảnh trong bể cá. Loại cây này được ưa chuộng bởi cả người chơi lâu năm và người mới chơi bởi các ưu điểm như: dễ trồng, dễ chăm sóc, không cần CO2, ngoại hình đẹp.

  • Tên thường gọi: Cây rong tiểu bảo tháp.
  • Tên tiếng anh: Limnophila sessiliflora.
  • Nguồn gốc: Châu Á.
  • Phân bố: Phân bố khắp lục địa Á Âu.
  • Tác dụng: Cây trồng trang trí bể kính, hồ cá.
  • Nhân giống: Giâm cành
Cách trồng cây rong tiểu bảo tháp
Cách trồng cây rong tiểu bảo tháp

Cách trồng cây tiểu bảo tháp

Cách trồng và chăm sóc cây rong tiểu tháp rất đơn giảm cụ thể như sau:

Cách nhân giống cây tiểu bảo tháp

Bạn có thể lấy giống cây bằng phương pháp giâm cành, đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Cách làm như sau:

  1. Chọn cành giống bánh tẻ, to khỏe, không quá non và nên có ngon. Việc đã có ngọn sẽ giúp cây nhanh về dáng, dễ đình hình hơn so với không có ngọn.
  2. Cắm phần gốc của cây xuống phía dưới đất nền khoảng 2-3cm, bạn nên sử dụng kẹp để cắm cây vì tay người to nên khi cắm cây thường sẽ bị bật lên khi ta nhấc tay ra.
  3. Để cây ở nơi có ánh sáng sáng và thêm nước ngập cây, sau khoảng 1 tuần thì cây sẽ bắt đầu mọc rễ và phát triển cành mới.
Tiểu bảo tháp sau khoảng 1 tuần giâm cành
Tiểu bảo tháp sau khoảng 1 tuần giâm cành

Lưu ý: “Cây tiểu bảo tháp mọc ở đâu?” Thường trong tự nhiên rất khó để tìm được rong bảo tháp vậy nên bạn nên mua giống trực tiếp từ các cửa hàng thủy sinh, sau này khi đã có giống rồi thì có thể tự nhân giống cho các bể mới.

Cách chăm sóc tiểu bảo tháp

Tuy dễ chăm sóc nhưng tiểu bảo tháp vẫn cần bàn tay chăm sóc của ngon người, cụ thể để cây phát triển tốt và đẹp thì bạn nên lựu ý một số điều sau:

  1. cây ưa sáng nên bể của bạn cần được đặt ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời hoặc có bật đèn giúp cây quang hợp, thời gian chiếu sáng cho bể nên rơi vào khoảng 8 tiếng/ ngày. Điều này cũng sẽ giúp hệ vi sinh trong bể cá của bạn được khỏe mạnh.
  2. Tiểu tháp hập thụ chất dinh dưỡng trực tiếp từ đất nền và nước. Thế nên khi trồng bạn nên có một lớp phân nền, hoặc đất ở bên dưới trước khi thêm cát hoặc sỏi. Nếu không dùng phân nền thì bạn có thể sử dụng phân nước để cây có đầy đủ dưỡng chất để phát triển.
  3. Là loài cây phát triển nhanh thế nên nếu được hãy trồng ở bể to và sau một thời gian trồng thì bạn cần cắt tỉa để tránh cây phát triển quá mạnh làm mất không gian sinh sống của cá. Cây khi mọc đến mặt nước cũng sẽ tự sinh lá cạn, nếu bạn nào thích chơi thì có thể để nhé!
  4. Nhiệt độ tốt nhất cho tiểu bảo tháp vào khoảng 21-27 độ. Nếu nhật độ cao hơn mức này quá nhiều thì cây sẽ bị héo úa, đồng thời cũng không tốt cho cá của bạn.
Hình ảnh tiểu bảo tháp lá  cạn
Hình ảnh tiểu bảo tháp lá  cạn

Tiểu bảo tháp có cần sử dụng đất nền và CO2 không?

“Rong tiểu bảo tháp có cần đất nền không?” và “có cần CO2 không?” là câu hỏi được rất nhiều bạn mới chơi quan tâm. Thì câu trả lời là ta nên sử dụng đất nền, còn CO2 thì có hay không đều được. Nếu sử dụng đầy đủ các yếu tố trên thì cây sẽ phát triển xanh và đẹp hơn, còn nếu không thì vẫn nên có phân nền vì nếu không có phân nền cây sẽ khó bán rễ, còi cọc và khó phát triển.

Tiểu bảo tháp khi được trồng ở nơi ít ánh sáng và nghèo dinh dưỡng
Tiểu bảo tháp khi được trồng ở nơi ít ánh sáng và nghèo dinh dưỡng

Tiểu bảo tháp thường bị nhầm với các cây cùng họ như: rong la hán, đại bảo tháp,… Cùng mình xem chúng khác nhau như nào để tránh mua nhầm nhé

Phân biệt rong la hán và tiểu bảo tháp

Đúng như tên gọi thì tiểu bảo tháp sẽ có các lớp là xếp thành từng tầng, các là màu đối diện nhau, tổng thể nhìn sẽ giống một chiếc tháp cổ.

Còn rong la hán thì các lá sẽ mọc so le nhau thành các lớp và không tạo thành hình thù chiếc tháp, các bạn có thể nhìn trong hình.

Điểm khác nhau giữa rong la hán và tiểu bảo tháp
Điểm khác nhau giữa rong la hán và tiểu bảo tháp

Phân biệt tiểu bảo tháp và đại bảo tháp

Hai loài cây này có hình thù gần như hoàn toàn giống nhau, chỉ khác nhau ở kích cỡ. Đại bảo tháp sẽ có kích cỡ vào khoảng 4cm-5cm, còn tiểu bảo tháp chỉ vào khoảng 2-3 cm. Đại bảo tháp cũng có màu xanh đậm và đẹp hơn, tiểu bảo tháp màu sẽ hơi nâu nâu ngả vàng hơn một chút.

Từ các điểm trên thì mình khuyên bạn đọc là nếu kích thước bể của mình đủ lớn thì hãy sử dụng rong đại bảo tháp sẽ cho hiệu quả về thẩm mỹ tốt hơn so với cây tiểu bảo tháp.

Hình ảnh cây tiểu bảo tháp và đại bảo tháp
Hình ảnh cây tiểu bảo tháp và đại bảo tháp

Ưu và nhược điểm khi trồng tiểu bảo tháp

Tổng kết lại ta đúc kết được khi trồng cây rong tiểu bảo tháp sẽ có một số ưu và nhược điểm như sau.

Ưu điểm:

  1. Dễ trồng, dễ chăm sóc, sức sống tốt.
  2. Không thật sự cần CO2 và phân nền để có thể sống.
  3. Dễ dàng tìm giống vì là cây trồng thủy sinh phổ biến.
  4. Hấp thụ các chất dinh dưỡng dư thừa trong nước giúp nước sạch và tránh được nhiều bệnh cho cá như: nấm, xù vẩy,…
  5. Với một số loài cá và ốc thì lá tiểu bảo tháp có thể trở thành thức ăn phụ cho chúng, giúp tăng cường dinh dưỡng cho cá.

Nhược điểm

  1. Vì mọc rất nhanh nên sau một thời gian cần cắt tỉa.
  2. Cạnh tranh dinh dưỡng với các cây khác và làm thoái hóa đất nền rất nhanh.
  3. Khi nhiệt độ quá cao thì cây sẽ bị héo úa.
Tiểu bảo tháp khi không được cắt tỉa sẽ mọc rất nhanh
Tiểu bảo tháp khi không được cắt tỉa sẽ mọc rất nhanh
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *