Cá cờ là cá gì?

Ngay từ bé ai trong chúng ta cũng đều đã từng nghe câu tục ngữ: “Bỏ (thả) con săn sắt, bắt con cá rô” điều này thể hiện rằng đây là loại cá vô cùng gần gũi với người dân Việt Nam ta, bạn đọc hãy cùng tieucanhmini tìm hiểu về loài cá này nhé!

Cá cờ là cá gì?

Cá cờ còn được gọi là cá lia thia, cá săn sắt, đây là loài cá sống phổ biến ở các ao hồ và ruộng lúa ở vòng đồng bằng sông Hồng.

Giới thiệu

  • Tên thường gọi: Cá cờ.
  • Tên gọi khác: Cá lia thia, cá săn sắt, cá thiên đường.
  • Tên khoa học: Macropodus opercularis.
  • Họ: Cá tai tượng (Osphronemidae).
  • Phân bố: Sống chủ yếu tại các vùng nước tĩnh như ruộng, ao khu vực đồng bằng và trung du ở các nước khu vực Đông Nam Á.
  • Điều kiện sống: sống ở trong môi trường nước ngọt, tĩnh, độ PH từ 6.0 – 8.0, nhiệt độ từ 16-26 độ C.
Hình ảnh còn cá cờ (săn sắt)

Mô tả hình thái

Săn sắt là loài cá nhỏ có chiều dài khi trưởng thành chỉ khoảng 6-7cm, trong điều kiên nuôi dưỡng thì có thể lên đến tối đa là 8cm.

Số lượng gai lưng cứng là 11 – 17, vây lưng tia mềm là  5 – 10 cái, vây gai hậu môn 7 – 22, tia vây hậu môn 9 – 15, số lượng đốt sống từ 27 – 29, ở các gai cuối cùng sẽ có chiều dài nổi bật bao bọc bởi lớp màng màu xanh, đỏ,.. Đuôi của cá có hình dáng xẻ thành 2 thùy kéo dài ( đặc biệt dài ở cá đực ) giống hình một chiếc đuôi cờ lễ hội của Việt Nam, có lẽ đây chính là đặc điểm mang đến cho loài này tên gọi cá cờ.

Trên thân cá có 7 – 11 đường vằn màu xanh da trời trên nền đen, đỏ, cam, vàng,.. chạy từ chấm xanh trên mang ngang theo thân đến hết đuôi cá, màu sắc này có thể thay đổi tùy theo giới tính, chế độ ăn uống và loại cá. Cá đực sẽ có màu sắc sặc sỡ hơn, còn cá cá sẽ chủ yếu mang các màu tối.

Trên là cá cờ đực, dưới là cá cái

Là loài cá thuộc họ tai tượng thế nên cá cờ cũng có một hệ thống phức tạp bên trong mang được gọi là mê lộ (labyrinth), hệ thống này cho phép chúng hấp thụ trực tiếp oxi từ không khí. Chính nhờ đặc điểm này nên các cờ có thể sống ở trong những môi trường nước tĩnh, nhỏ hẹp ít oxi mà nhiều loài cá khác không sống được.

Thậm chí là khi bị đưa ra khỏi nước chúng vẫn có thể tiếp tục hô hấp trong một khoảng thời gian, tuy nhiên thì mê lộ chỉ hỗ trợ quá trình hô hấp nên khi đưa ra khỏi nước quá lâu thì cá sẽ bị “chết đuôi”.

Môi trường sống

Cá cờ sinh sống tốt nhất ở môi tường nước ngọt, tĩnh, gần bề mặt, độ pH: 6.0 – 8.0; độ cứng dH: 5 – 19, nhiệt độ: 16 – 26°C, nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất là 23 độ C. Tuy nhiên thì cá săn sắt rất khỏe nên có thể giống ở trong các nhiều môi trường nước khắc nhiệt như: ao tù, nước dọng, cống rãnh, chúng có thể thở được trong môi trường nước hiến khí nhờ cơ quan mê lộ, khả năng chịu lạnh và nóng của chúng cũng rất tốt.

Ở Đồng Tháp có câu ca dao miêu tả về môi trường sống của cá săn sắt như sau:

“Con chim sa sả đậu trên cành sả
Con cá thia lia núp bụi cỏ thia
Trách ai làm cho khóa rẽ chìa
Khi thương thương tận, khi lìa lìa xa”

Từ câu ca trên ta có thể thấy đây là loài cá ưu thích sống ở các vùng nước nước tĩnh, nhiều cỏ cây vì ở đây cung cấp chúng nhiều chỗ ẩn nấp và có nhiều loài tôm, tép và côn trùng nhỏ là con mồi ưa thích của chúng.

Hình ảnh ao bèo nơi cá cờ ưa thích sinh sống

Hành vi

Tập tính lãnh thổ: Cá cờ đực thường sống theo từng cá thể có lãnh thổ riêng biệt, mỗi con đực sẽ chiếm lĩnh một khu vực sống riêng biệt, khi gặp nhau chúng sẽ xòe các vây ra để hù dọa và tấn công lẫn nhau, vì đặc điểm này nên cờ cờ khi nuôi thường được tách riêng và đem đi chọi.

Cá lia thia là loài sống lãnh thổ nên cần được nuôi riêng

 

Tập tính sinh sản: Cá cờ sẽ kết đôi 1 trống và một mái khi cá cái sẵn sàng, cá trống thường có hành vi ép cá cái đẻ bằng cách ép mình vào thân cá cái, đôi khi cá cái chưa sẵn sàng thì việc này có thể dẫn đến cái chết cho cá cái.

Trước khi sinh sản thì cá đực sẽ chọn nơi yên tĩnh và nhả bọt lên mặt nước tạo thành các tổ bọt đường kính khoảng 15cm, có tác dụng tạo nơi chú ẩn và cung cấp O2 cho trứng. Khi kết đôi cá đực sẽ cuốn và ép mình vào cá cái để cá cái đẻ vào tổ bọt, ngay sau đó cá đực sẽ tiến hành thụ tinh cho trứng, mỗi lần cá cái đẻ từ 10 – 40 trứng, tổng số lượng trứng mỗi lứa có thể lên tới 300 quả.

Tổ bọt trứng cá cờ

Sau khi đẻ thì cá đực sẽ tiến hành canh gác ở cạnh tổ, còn cá cái sẽ canh gác ở xa hơn nhằm đảm bảo an toàn cho tổ. Sau khoảng 3 ngày trứng sẽ nở cá bố và mẹ vẫn sẽ tiếp tục chăm sóc và bảo vệ cá con cho đến khoảng 2 tháng tuổi ( dài khoảng 2cm), ở thời điểm này bản năng bảo vệ cá con sẽ giảm dần và chúng có thể tấn công cá con vì lầm tưởng chúng là con mồi hoặc kẻ dịch.

Thức ăn của cá cờ

Cá cờ là loài ăn tạp thế nên chúng có thể chấp nhận hầu như tất cả mọi loại thức ăn. Tuy nhiên trong môi trường tự nhiên thì đây là loài săn mồi thế nên chúng đặc biệt ưa thích chế độ ăn uống giàu protein như: trùn chỉ, tép, côn trùng nhỏ, Artemia,… nếu được ăn chế độ này thì cá sẽ khỏe, hăng hơn, và cho ra màu sắc đẹp hơn.

Artemia là thức ăn ưa thích của cá cờ

Ứng dụng của cá cờ (săn sắt)

Làm cá cảnh: Với màu sắc sặc sỡ, dễ nuôi, dễ thuần thế nên cá cờ được nuôi nhiều để làm cá cảnh, chúng có thể nuôi trong các hồ ngoài trời hay bể kính đều được, loài này cũng được nhập khẩu sang các nước châu Âu như Anh, Pháp,… để làm cá cảnh. Tuy nhiên thì đây là loài có tập tính săn mồi nên ta không nên nuôi chúng cùng các loài nhỏ như tôm, tép vì sẽ bịt làm thịt.

Làm cá chọi: Người chơi thường nuôi các con cá đực trong các lọ thủy tinh với chế độ ăn giàu protein và đêm đến các cuộc thi để so tài.

Làm thức ăn: Là loài cá phổ biến trong tự nhiên vậy nên qua thời gian người dân đã sáng chế ra rất nhiều món ăn với nguyên liệu chính từ cá cờ, có thể kể đến như: bún, chả bông, chiên, canh cá , cá kho, cá rán…

Cá cờ rán chấm mắm ớt là món ăn không còn quá xa lạ
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *