Bèo cái có tác dụng và tác hại gì? Cách trồng loài cây này

Bèo cái là một loại cây thủy sinh mọc phổ biến ở Việt Nam, ta có thể dễ dàng tìm thấy chúng trong tự nhiên đặc biệt là ở các khu vực làng quê. Tuy nhiên loài cây tưởng chừng như vô tác dụng này lại ẩn chứa nhiều tác dụng trong chăn nuôi, y học và cảnh quan, cụ thể như nào bạc đọc hãy cùng Tiểu Cảnh Mini tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Những thông tin cơ bản về cây bèo cái (phù bình)

Bạn đọc cùng xem các thông tin cơ bản về cây thủy sinh đặc biệt này qua bảng bên dưới nhé!

Bèo cái có tác dụng và tác hại gì? Cách trồng loài cây này
Bèo cái có tác dụng và tác hại gì? Cách trồng loài cây này
  • Tên thường gọi: Bèo cái.
  • Tên tiếng anh: Pistia.
  • Tên khoa học: Pistia stratiotes.
  • Tên đông y: Phù bình.
  • Họ:Ráy (Araceae).
  • Nguồn gốc: Chưa có nghiên cứu về nguồn gốc chuẩn xác của cây, tuy nhiên loài thực vật này lần đầu tiên được miêu tả trong sách khoa học tại sông Nin – Ai Cập.
  • Phân bố: Có mặt tại tất cả các vùng nước ngọt khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.
  • Lá: Lá cây có hình dáng cái nơ với kích thước trung bình khoảng 3-10cm, khi phát triển tối đa có thể lên đến 15cm. Lá cây có màu xanh lá mạ, không có cuống với các gân lá song song, các mép lá gợn sóng và được che phủ bằng các sợi lông tơ nhỏ và ngắn (xem hình minh họa bên dưới).
Cây bèo cái kích thước to bằng bàn tay người lớn
Cây bèo cái kích thước to bằng bàn tay người lớn
  • Rễ: Rễ chùm mọc chìm dưới nước.
  • Sinh sản: Là loài thực vật sinh sản chủ yếu bằng phương pháp vô tính các cây mẹ tạo ra cây con bằng các thân bò mọc ngầm dưới nước, tạo ra các cụm bèo dày đặc. Tuy nhiên cây vẫn có hoa đơn tính nhỏ mọc ở giữa các khe lá, quả của cây thuộc dạng quả mọng, nhỏ, màu xanh được tạo ra sau khi hoa được thụ phấn.
  • Tuổi thọ: Cây thủy sinh lâu năm.
Hình ảnh bèo cái sinh sản vô tính
Hình ảnh bèo cái sinh sản vô tính

Bèo cái có tác dụng gì?

Là loài cây thủy sinh lành tính, phát triển nhanh và thẩm mỹ đẹp nên bèo cái có nhiều ứng dụng trong y học, chăm nuôi và cảnh quan môi trường.

Tác dụng của phù bình trong đông y

Phù bình trong đông y là loại thuốc có vị cay, tính lạnh thường dùng để trị các bệnh liên quan đến mụn nhọt và tiêu độc cụ thể như sau:

  • Chữa nổi mẩn ngứa.
  • Dùng ngoài rửa mụn nhọt nổi mẩn ngứa.
  • Thúc sởi mọc chậm không phát hết.
  • Tiêu sưng ở da.
  • Giải độc, giải dị ứng.
  • Lợi tiểu, chữa phù thũng.
  • Chữa cảm mạo, hạ sốt.
  • Chữa ho, hen suyễn.
  • Giã đắp eczema.
  • Lợi tiểu tác dụng này đến từ 2 thành phần là potassium acetate và clorua kali.
Cây bèo được thái nhỏ và phơi khô làm thuốc
Cây bèo được thái nhỏ và phơi khô làm thuốc

Cách sử dụng và bảo quản trong đông y

Về cách sử dụng thì thông thường sẽ thu hoạch cả cây ngoại trừ phần rễ cây, cây phù bình có mặt trên màu lục mặt dưới có các đường tía là loại tốt nhất. Cây thường được thu hoặc vào mùa hè vì đây là thời điểm cây phát triển tốt nhất.

Cây sau khi thu hái có thể dùng tươi ngay hoặc đem đi cắt nhỏ, phơi khơi khô để dùng sắc nước uống quanh năm.

Phù bình cần được bảo quản khô để tránh ẩm mốc
Phù bình cần được bảo quản khô để tránh ẩm mốc

Lưu ý:Để có liều biết được liều lượng sử dụng và cách sử dụng phù hợp nhất thì bạn đọc nên tìm đến chuyên gia tư vấn về cách sử dụng.

Tác dụng trong sản xuất nông nghiệp

Trong nông ta có thể dùng bèo làm thức ăn chăn nuôi và phân bón phục vụ sản xuất.

Dùng làm thức ăn chăn nuôi

Là loài thực vật có tốc độ phát triển nhanh nên người nông dân thường vớt bèo về làm thức ăn thô chăn nuôi gia súc gia cầm, hoặc thái nhỏ để nấu cám. Trong bèo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng như: Ca, P, K, Mn và Zn, hàm lượng protein thô trong bèo cũng lên tới 22% nên khi sử dụng làm thức ăn chăn nuôi thì vật nuôi lớn nhanh và có sức khỏe tốt hơn so với nhiều loại thức ăn khác.

Bèo cái trồng kết hợp làm thức ăn cho ốc mít
Bèo cái trồng kết hợp làm thức ăn cho ốc mít

Dùng làm phân bón hữu cơ

Kết hợp với các loại men vi sinh người dân có thể ủ bèo thành phân bón hữu cơ cung cấp phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Hình ảnh người dân dùng men vi sinh phủ bèo làm phân hữu cơ
Hình ảnh người dân dùng men vi sinh phủ bèo làm phân hữu cơ

Bèo cái có giúp lọc nước

Bèo cái trong quá trình phát triển sẽ hấp thụ các chất hữu cơ và kim loại nặng trong nước. Vì điều này nên cây có khả năng giảm ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt tại các khu dân cư nơi nguồn nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cư và kim loại nặng.

Bộ rễ của cây bèo lọc nước rất tốt
Bộ rễ của cây bèo lọc nước rất tốt

Bèo cái dùng làm trang trí cảnh quan

Bèo cái thủy sinh được sử dụng nhiều trong trí cảnh quan sân vườn nhờ màu sắc tươi xanh bắt mắt quanh năm mà không cần chăm sóc nhiều. Ngoài ra tác dụng của bèo cái trong bể cá là rất hữu dụng, bộ rễ của bèo sẽ là ngôi nhà trú ẩn hoàn hảo cho cá, chúng cũng giúp hấp thụ các chất hữu cơ dữ thừa và các chất độc trong nước giúp cá khỏe mạnh hơn.

cay bèo cái dùng trang trí bể cá
cay bèo cái dùng trang trí bể cá

Những tác động tiêu cực của bèo cái với môi trường

Ngoài những ưu điểm đã nêu ở trên thì bèo cái cũng là một loại cây gây ra không ít phiền toái cho môi trường ở nhiều nơi trên thế giới. Các tác động tiêu cực của bèo cái chủ yếu đến từ tốc độ sinh sản và sức sống quá mãnh liệt của chúng, tiêu biểu có thể kể đến như:

  1. Cạnh tranh không gian sống với các loài sinh vật khác làm giảm sự đa dạng sinh học.
  2. Ngăn chặn ánh sáng chiếu xuống tầng dưới làm chết nhiều loài sinh vật ở tầng dưới.
  3. Hấp thụ hết oxi trong nước ngăn cách trao đổi khí giữ tầng khí và tầng nước làm chết các loài cá, tôm cần nhiều khí oxi.
  4. Phát triển quá nhanh làm tắc nghẽn đường thủy.
  5. Khi gặp thay đổi thời tiết lớn bèo cái chết hàng loạt gây ô nhiễm nguồn nước.
Cây bèo cái khi mọc không kiểm soát
Cây bèo cái khi mọc không kiểm soát

Những tác động tiêu cực này của bèo cái với môi trường ở các nước mà chúng bị coi là ngoại lại thậm chí còn tồi tệ hơn rất nhiều vì ở những nơi này chúng không có thiên địch tự nhiên.

Ở nhiều nơi người ta sẽ sẽ kiểm soát bèo cái bằng cách vớt chúng lên khỏi mặt nước và đem đi xử lý hoặc sử dụng thuốc diệt bèo chuyên dụng, đôi khi thiên địch của bèo cái là các loại sâu hại cũng được sử dụng để kiểm soát số lượng của chúng trong tự nhiên.

Bèo cái đôi khi cần phải vớt lên bờ để kiểm soát số lượng
Bèo cái đôi khi cần phải vớt lên bờ để kiểm soát số lượng

Cách nuôi bèo cái

Bèo cái thực sự là loại cây thủy sinh cực kỳ dễ trồng, những gì bạn cần đề nuôi bèo cái chỉ đơn giản là một nơi có nước tính để tránh bèo bị trôi đi. Nếu trồng bèo cái trong môi trường nước chảy thì hãy làm chuồng nổi trên mặt nước để tránh bèo bị trôi đi nhé!

Tuy dễ trồng nhưng nếu muốn cây cho năng suất cao thì bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Ánh sáng: Là cây ưa ánh sáng nên phù bình sẽ thích hợp trồng ở những nơi có ánh sáng toàn phần hoặc một phần.
  • Nước: Là cây thủy sinh nước ngọt bèo cái chịu được không quá 2.5 ptt muối, độ PH thích hợp cho cây vào khoảng 6.5 – 7.
  • Nhiệt độ: Bèo cái sinh trưởng tốt nhất trong nhiệt độ từ 23-30 độ C.
  • Phân bón: Tuy dễ sống nhưng nếu nước quá ít chất dinh dưỡng thì bèo cái sẽ bị vàng lá, bạn có thể bổ sung phân lỏng trực tiếp vào nước cho cây. Hoặc tốt nhất thì ta nên nuôi cá bên dưới, thức ăn thừa và phân của cá sẽ tuần hoàn và trở thành chất dinh dưỡng nuôi bèo.
Hình ảnh người dân trồng bèo cái trong thùng xốp
Hình ảnh người dân trồng bèo cái trong thùng xốp
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *