Cách trồng và chăm sóc cây bẫy kẹp (Venus flytrap)

Là một loài cây được nhắc đến nhiều qua sách báo, tivi,… Tuy nhiên trên thực tế thì cây bẫy kẹp lại không được trồng phổ biến cho lắm vậy nên các thông tin về cách trồng và chăm sóc cây bẫy kẹp không có quà nhiều trên mạng. Nhưng đường lo hôm nay tieucanhmini.com sẽ cung cấp đầy đủ nhất tất cả các thông tin về loài cây này, bạn đọc đừng bỏ nhỡ nhé!

Cây bẫy kẹp (venus flytrap) là cây gì?

Cây bẫy kẹp có tên tiếng Anh là Venus Flytrap loài cây này có môi trường sống tự nhiên ở những vùng đất ít chất dĩnh dưỡng vậy nên trong quá trình tiến hóa tạo hóa đã ban cho chúng khả năng thu hút và làm thịt bất kì loại sinh vật nào vừa miệng nhằm bổ sung chất dinh dưỡng cho cây. Một số đặc điểm cơ bản của cây bẫy ruồi như sau:

Kích thước của cây bẫy kẹp
Kích thước của cây bẫy kẹp
  • Tên gọi: Cây bẫy kẹp, cây bẫy ruồi, cây ăn thịt,..
  • Tên tiếng Anh: Venus Flytrap.
  • Tên khoa học: Dionaea muscipula.
  • Họ:Gọng vó – Droseraceae
  • Phân bố: ở các vùng đất ngập nước cận nhiệt đới ở vùng ven biển phía Đông Hoa Kỳ, Bắc Carolina và Nam Carolina.
  • Đặc điểm nhận dạng: Cây có các lá hình chiếc miệng mở to giống vỏ sò với các răng nhọn ở 2 môi dùng để bắt mồi.
  • Thân: Thân củ ẩn dưới đất.
Củ của cây bẫy kẹp
Củ của cây bẫy kẹp
  • : Lá chia làm hai bộ phận, phần dưới sát với gốc là lá bình thường có tác dụng quang hợp. Phần trên đã tiến hóa trở thành một chiếc miệng có hình vỏ sò với các gai nhọn, có tác dụng: thu hút, bắt giữ và tiêu hóa con mồi.
Hoa cây bẫy kẹp
Hoa cây bẫy kẹp
Cách trồng và chăm sóc cây bẫy kẹp

Bạn đọc hãy cùng mình khái quát qua cách trồng và chăm sóc cây nhé!

Điều kiện sinh trưởng của cây bẫy ruồi

Là loài cây có nguồn gốc đầm lầu nên cây bẫy ruồi sẽ phát triển tốt nhất trong điều kiện sau:

  • Nhiệt độ: 15-30 độ C.
  • Ánh sáng: Cây ưa sáng.
  • Nước: Bẫy ruồi là cây trồng ưa nước và có độ PH từ 3,5 – 5,5.
  • Đất trồng: Cây bẫy kẹp cần đất trồng giữa nước tốt, tơi xốp và không chứa quá nhiều chất dinh dưỡng vì cây đã có thể tự hấp thụ chất dinh dưỡng qua những chiếc bẫy.
Hình ảnh cây bẫy kẹp (Venus flytrap)
Hình ảnh cây bẫy kẹp (Venus flytrap)

Đất trồng cây bẫy kẹp

Cẫy bẫy kẹp có thể trồng trong đất nhưng nếu được trồng trong hỗn hợp chất trồng có các đặc điểm như: giữa nước tốt, tơi xốp và không chứa quá nhiều chất dinh dưỡng sẽ là tốt nhất. Các chất trồng đáp ứng được các điều kiện có thể kể đến như: dớn, xơ dừa, peat moss, mùn cưa,… Để tăng thêm hiệu quả thì ta nên trộn thêm 30% (70% dớn, xơ dừa,…) đá Perlite giúp tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, điều hòa nhiệt độ và tăng độ tơi xốp cho chất trồng.

Sau nhiều lần thử nhiệm thì bản thân mình thất chất trồng phù hợp nhất cho cây bẫy kẹp sẽ là 70% dớn + 30% đá perlite.

Dớn là chất trồng phù hợp nhất với cây bẫy ruồi
Dớn là chất trồng phù hợp nhất với cây bẫy ruồi

Cách tưới nước cho cây bẫy kẹp

Ta cần sử dụng nước tinh khiết tưới đẫm cho cây, vì cây ưa căn nên sẽ không cần tưới nước phân, nước vo gạo,… Việc tưới các loại nước cá tạp chất cũng sẽ làm thay đổi độ PH của chất trồng gây ảnh hưởng đến cây.

Bẫy kẹp là cây có nguồn gốc đầm lầy nên rất ưa ẩm vào mùa khô thì tưới cây hàng ngày, còn vào mùa ẩm thì có thể vài ngày tưới cây một lần.

Hình ảnh cây bẫy kẹp trong môi trường ẩm tự nhiên
Hình ảnh cây bẫy kẹp trong môi trường ẩm tự nhiên

Điều kiện ánh sáng phù hợp cho cây bẫy kẹp

Bẫy kẹp là cây ưa sáng thế nên ta cần để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời khoảng 4h mỗi ngày. Trên thực tế thì thời gian cây quang hợp càng dài thì cây bẫy ruồi của bạn sẽ càng tươi màu, cây to, khỏe và ít sâu bệnh hơn những cây có thời gian chiếu sáng tối thiểu.

Tuy nhiên thì bẫy kẹp chỉ ưa sáng chứ không ưu khô vậy nên bạn đừng để cây chỗ nắng gắt quá nhé!

Nhân giống cây bẫy kẹp

Có 2 phương pháp để nhân giống cẫy bẫy kẹp là tách khóm và trồng bằng hạt.

Cách tách khóm cây bẫy kẹp

Đây là phương pháp tối ưu nhất khi nhân giống cây bẫy kẹp, cách này có các ưu điểm như: thời gian nhân giống nhanh, cây khỏe, biết rõ giống cây, dễ làm không yêu cầu nhiều kỹ thuật.

Cách tác khóm thì rất đơn giản, khi cây mẹ phát triển mọc thành nhiều khóm nhỏ, bạn chỉ cần tác những gốc con này gồm cả rễ cây để trồng sang chậu mới sau đó để cây ở nơi có ánh sáng nhẹ và tưới nước đều là được.

Cách trồng cây bẫy kẹp bằng hạt

Khi cây bẫy kẹp được nuôi dưỡng trong điều kiện tốt thì sẽ cho hoa và kết hạt. Hạt này có thể nảy mầm và làm giống, tuy nhiên thì ta không nên sử dụng cách này vì các lý do sau:

  • Hạt cây bẫy kẹp khi ươm thường rất khó nảy mầm.
  • Thời gian sinh trưởng của cây trồng bằng hạt khá lâu.
  • Trên thị trường có nhiều nguồn cung cấp hạt cây bẫy kẹp, và nhiều trong số đó là giả, rất nhiều bạn mua hạt bẫy kẹp về ươm những khi nảy mầm lại ra rau cải. Khi này đã quá thời gian khiếu nại rồi nên không thể làm được gì khác.
Hình ảnh cây bẫy kẹp nảy mầm từ hạt
Hình ảnh cây bẫy kẹp nảy mầm từ hạt

Nếu không có cách nào khác ngoài trồng bằng hạt thì phương pháp ươm hạt như sau:

  1. Ủa hạt trong một miếng vải ngâm trong nước ấm có pha thêm thuốc khích nảy mầm.
  2. Sau khi 1 tuần hạt nứt ra thì ta sẽ đem gieo vào chất trồng, tưới nước thường xuyên và để ở nơi râm mát.
  3. Sau khi gieo được khoảng 1 tuần có thể hạt sẽ bắt dầu nảy mầm. Giờ thì điều bạn cần làm là tưới nước đều và đợi cây lớn là được.

Các lưu ý khi mua cây bẫy kẹp

Do điều kiện môi trường của vườn trồng và nhà người trông là khác nhau cộng thêm quá trình vận chuyển dài ngày với các bạn mua online vậy nên tieucanhmini.com có đưa ra vài quy tắc sau, bạn đọc cùng tham khảo nhé!

  • Nếu mua cây online tuyệt đối không để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mạnh bởi vì sau thời gian 2-3 ngày hoặc vận chuyển nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng cây dễ bị sốc dẫn đến cây yếu, thậm chí là chết. Sau khi mang cây về ban đầu bạn nên để cây với ánh sáng vừa phải từ 1-2 ngày trước khi để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng. Bẫy kẹp là loài cây ưa nắng nên sau quá trình làm quen thì bạn hãy để cây ở vị trí có thể đón được thật nhiều nắng nhé! Bật mí là cây càng được tiếp xúc nhiều với ánh nắng thì kẹp sẽ càng to nha cả nhà.
  • Còn nếu mua cây trực tiếp ở vườn thì hãy chọn những cây to khỏe, màu sắc tươi tắn, tránh những cây nhợt nhạt, không có sâu bệnh.
  • Tưới nước thường xuyên cho cây, bẫy kẹp là cây ưa ẩm nên hãy tưới nước cho cây mỗi khi thấy dấu hiệu chất trồng kho nhé. Thông thường 2 ngày mình sẽ tưới cây 1 lần nếu trời không mưa, còn nếu mưa thì thôi.
  • Nếu cây có nụ và hoa thì bạn nên cắt chúng đi bởi vì nụ và hoa sẽ tiêu thụ rất nhiều chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, đặc biệt là một cây mới mua vẫn còn yếu.
  • Không cho cây ăn quá nhiều, bạn chỉ nên cho cây mới về 1 – 2 con côn trùng nhỏ nhỏ như: muỗi, kiến cánh,… chứ không nên cho ăn hẳn 1 con sâu to đùng bởi những con mồi nhiều chất như vậy sẽ làm cho bẫy kẹp bị bội thực và thối kẹp.
Vườn trồng cây bẫy kẹp
Vườn trồng cây bẫy kẹp

Các Bệnh Và Cách Khắc Phục Bệnh Thường Gặp Ở Cây Bẫy Kẹp

Trap bị héo vàng và đen khô

Nguyên nhân: Thiếu độ ẩm nếu cây và chất trồng khô, thừa độ ẩm nếu cây và chất trồng có nhớt, thiếu ánh sáng hoặc chất trồng bị bí.

Cách khắc phục:

  • Tăng cường độ ẩm cho cho cây, ở dưới chậu cây có lỗ thoát nước nên các bạn cứ mạnh dạn tưới đẫm cho cây nhé, lưu ý là với thời tiết mùa Hè nên tưới cây và sáng sớm hoặc chiều tối khi trời đã mát nếu không cây sẽ bị sốc nhiệt mà chết đó.
  • Trường hợp cây bị chết dần do thừa độ ẩm thường xảy ra với các bạn không có thời gian tưới cây thường xuyên và chọn cách ngâm trong nước, đây là một cách hay giúp tiết kiệm thời gian và công sức nhưng với cách này thì bạn chỉ nên ngâm một chút ở phần cuối chậu thôi và phải cung cấp được ánh sáng đầy đủ cho cây như vậy thì mới có thể cân bằng được giữa ánh sáng và nhiệt độ. Lời khuyên của mình là các bạn vẫn nên trực tiếp tưới cây thay vì ngâm nhé!
  • Tăng cường ánh sáng cho cây, Trap sẽ phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng khoảng 9 tiếng nhưng không các bạn cần lưu ý là cây cũng là loài ưa ẩm nên mình chỉ cho tiếp xúc với ánh nắng thôi chứ không phải đem lên mái nhà để nhé.
  • Mình thấy nhiều bạn hay để sỏi hay các vật trang trí khác lên về mặt của chất trồng nhưng như vậy sẽ làm cho bộ dễ của cây bị bí khi vậy nên hãy bỏ đi và xới qua lại chất trồng để đảm bảo cây không bị bí khí nhé.
Hình ảnh cây bẫy kẹp bị đen miệng
Hình ảnh cây bẫy kẹp bị đen miệng

Ngoài các bệnh do nguyên nhân chủ quan mình nêu ở trên thì cây còn có nhiều bệnh khác do nguyên nhân khách quan như thối rễ do ký sinh hay sâu bệnh cần áp dụng các biện pháp cắt tỉa cũng như các loại thuốc thì mình sẽ cập nhật sau nhé!

Tuổi thọ cây bẫy kẹp

Bẫy bẫy kẹp là loài cây lâu năm giống như phong lan, thời gian sống của cây chỉ phụ thuộc vào tay về chăm sóc của bạn. Nếu chăm không tốt cây có thể sống vài tháng, còn nếu chăm sóc tốt thì cây có thể sống nhiều năm, thậm chí là cả chục năm.

Tổng Kết

Để trồng được một cây bẫy kẹp khỏe mạnh thì bạn cần cung cấp được cho cây độ ẩm, ánh sáng, chất trồng và nhiệt độ phù hợp có được những điều này là gần như 80% bạn đã có được một Trap to khỏe rồi. Chúc bạn có một trap khỏe mạnh!

Cách trồng và chăm sóc cây bẫy kẹp (Venus flytrap)
Cách trồng và chăm sóc cây bẫy kẹp (Venus flytrap)
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *